Trị sẹo

Các loại sẹo thường gặp và cách trị sẹo phổ biến hiện nay

Sẹo hình thành trên da sẽ gây mất thẩm mĩ, khiến nhiều người mất tự tin. Tùy vào tình trạng sẹo nặng hay nhẹ sẽ có những cách điều trị khác nhau. Hãy theo dõi bài viết sau của Tadilamdep.vn để biết trị sẹo giai đoạn nào là đúng nhất và các cách chữa trị như thế nào nhé!

1. Sẹo là gì?

Sẹo
Khi da bị tổn thương, các mô trên da và các tế bào da mới sẽ không khớp với các mô cũ dẫn tới hình thành sẹo.

Sẹo là một dạng mô sợi, được hình thành bởi các tế bào biểu bì với mục đích thay thế vùng da bị tổn thương. Nếu da gặp phải tổn thương như bỏng, vết cắt, mụn, tai nạn, phẫu thuật,… thì khả năng sẽ để lại sẹo. 

2. Nguyên nhân và quá trình hình thành sẹo

2.1. Nguyên nhân hình thành sẹo

Sẹo được hình thành đa số từ tổn thương trên làn da như:

  • Các vết thương hở như phẫu thuật, tai nạn.
  • Nặn mụn không đúng cách.
  • Các vết thương do thủy đậu, bỏng nước sôi, bỏng bô xe,...

2.2. Quá trình hình thành sẹo

Quá trình hình thành sẹo được chia thành 3 giai đoạn khác nhau:

a. Giai đoạn sưng viêm

Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình làm lành vết thương, diễn ra trong những ngày đầu. Vết thương sẽ sưng tấy và ửng đỏ. Máu ngừng chảy và chất kháng thể tiết ra xung quanh vết thương để chống nhiễm trùng. Khi bắt đầu cơ chế làm lành, cơ thể sẽ sản xuất ra những tế bào mới và mô chữa lành vết thương. Lớp vảy xuất hiện trên vết thương cũng là một phần của giai đoạn sưng viêm nhằm bảo vệ vết thương khi được làm lành.

b. Giai đoạn tăng sinh

Kéo dài khoảng 3 – 4 tuần. Nguyên bào sợi là các tế bào cơ bản của da ở lớp trung bì, sẽ tăng sinh ở khu vực vết thương để sản xuất Collagen. Collagen tiếp tục hình thành trong khoảng 10 – 15 ngày để miệng vết thương liền lại. Các mạch máu nhỏ và mao mạch sẽ hình thành để giúp chữa lành vết thương. 

Giai đoạn này, bạn cần chăm sóc vết thương đúng lúc, giúp tăng cường hệ thống tuần hoàn để giúp nuôi dưỡng và chữa lành vết thương nhanh chóng. Như vậy, vết thương sẽ ít bị viêm nhiễm, được thu gọn lại, nên ít để lại sẹo hoặc vết sẹo nhỏ. Cơ chế sản xuất collagen lại khác nhau tùy vào cơ địa của từng người. Nếu collagen sản xuất ít sẽ gây ra sẹo lõm, rạn da. Nếu collagen sản xuất quá nhiều lại gây ra sẹo lồi, sẹo phì đại.

c. Giai đoạn tái tạo

Giai đoạn này, bề mặt vết thương đã lành hẳn, vết thương đã khép miệng, liền da. Nhưng việc tích tụ mô xơ gây sẹo vẫn liên tục diễn ra và có thể kéo dài đến tận 2 năm. Đặc biệt, trong khoảng thời gian từ 1 – 2 tháng kể từ ngày vết thương lành, quá trình tạo sẹo diễn ra mãnh liệt nhất. Điều đó sẽ quyết định kích thước và mức độ của vết sẹo tồn tại trên da.

3. Trị sẹo giai đoạn nào là hiệu quả nhất?

Ngay khi thấy vết thương vừa khép miệng, liền da thì bạn cần thực hiện ngay các biện pháp ức chế sự hình thành vết sẹo. Thời điểm thích hợp nhất để điều trị sẹo là vào cuối giai đoạn tăng sinh và đầu giai đoạn tái tạo. Can thiệp đúng lúc và đúng cách sẽ giúp cân bằng sự sản sinh collagen vừa đủ, giảm sẹo lồi, tránh sẹo lõm hình thành sau đó.

4. Các loại sẹo thường gặp

4.1. Sẹo lồi

Sẹo lồi
Khi hàm lượng collagen cung cấp cho vùng da thay thế quá dư thừa sẽ khiến hình thành sẹo lồi.

Sẹo lồi được hình thành do quá trình tăng sinh collagen sau tổn thương da. Vết sẹo lồi sẽ nhô hẳn lên so với bề mặt da và có khả năng lớn dần theo thời gian. Sẹo lồi có bề mặt nhẵn, màu hồng hoặc tím, gây cảm giác ngứa và có thể đau khi chạm vào.

4.2. Sẹo lõm

Sẹo lõm
Sẹo lõm xuất hiện do sự thiếu hụt các mô dưới da.

Khác với sẹo lồi, các vết sẹo lõm là những vết lõm ăn sâu xuống bề mặt da do vùng biểu bì bị tổn thương nặng, không có khả năng phục hồi lại cấu trúc ban đầu. Khi không có đủ collagen hình thành ở vùng da thương tổn thì những vết sẹo lõm sẽ xuất hiện.

4.3. Sẹo thâm

Sẹo thâm
Do nặn mụn hay do điều trị các vết thương hở không đúng cách khiến sẹo thâm hình thành.

Sẹo thâm là kết quả của quá trình tự làm lành tổn thương của các tế bào dưới da. Khi lớp biểu bì của da hoặc lớp sâu hơn dưới da bị phá hủy thì sẹo thâm xuất hiện.

Tất cả các vết thương đều có khả năng để lại sẹo. Nếu không điều trị đúng cách sẽ làm vết sẹo trở nên sẫm màu, thâm lại.

4.4. Sẹo rỗ

Sẹo rỗ
Sẹo rỗ hõm sâu và nằm rải rác trên da, đặc biệt trên mặt gây mất thẩm mĩ.

Sẹo rỗ hình thành do tổn thương viêm nang lông, lan rộng tới trung bì tạo thành mủ hoại tử. Chính sự hoại tử của khối mô sâu làm cho da bạn có những vết sẹo nhỏ, hõm sâu nằm rải rác tạo nên tình trạng rỗ.

Ngoài ra, sẹo rỗ còn có thể do yếu tố di truyền hoặc do mụn đầu đen mọc quá nhiều khiến da dày hơn và thô ráp hơn.

5. Các cách chữa sẹo

Có nhiều cách trị sẹo khác nhau như: phương pháp dùng nguyên liệu tự nhiên, dùng thuốc hay sử dụng công nghệ cao. Các cách này đều mang lại hiệu quả khác nhau với từng tình trạng sẹo.

5.1. Cách trị sẹo bằng nguyên liệu tự nhiên đơn giản tại nhà

Bạn có thể dùng các nguyên liệu tự nhiên như mật ong, nghệ, rau má, chanh, nha đam,… để xóa sẹo ngay tại nhà. Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ có tác dụng với vết sẹo mới hình thành, có kích thước nhỏ. Các bạn nên chú ý sử dụng đúng cách để có kết quả tốt nhất nhé!

a. Chữa sẹo đơn giản bằng mật ong

mật ong và nghệ
Bạn có thể kết hợp mật ong với nghệ, chanh hay sữa chua để xóa mờ sẹo.

Trong mật ong có chứa axit alpha-hydroxy, đường glucose, fructose tự nhiên giúp tẩy sạch tế bào chết ở vùng da bị sẹo. Bạn nên thực hiện phương pháp đơn giản này vào buổi tối trước khi đi ngủ nhé!

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch vùng da bị sẹo rồi để da khô tự nhiên.
  • Bước 2: Bôi một lớp mật ong lên trên vùng da bị sẹo. Dùng tay massage nhẹ nhàng khoảng 5 phút.
  • Bước 3: Rửa sạch lại vùng da bị sẹo bằng nước ấm.

Xem thêm: 5 cách trị sẹo bằng mật ong an toàn tuyệt đối cho da

b. Dùng nghệ tươi để trị sẹo  

Hoạt chất curcumin trong nghệ tươi có tính chất kháng viêm, làm lành vết thương nhanh chóng. Do đó, nghệ tươi có tác dụng trong điều trị sẹo lồi, sẹo thâm hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch nghệ tươi, bỏ vỏ rồi cắt thành từng lát mỏng hoặc xay nhuyễn.
  • Bước 2: Dùng lát nghệ chà nhẹ nhàng lên vết sẹo hoặc dùng tăm bông thấm vào tinh chất nghệ và chấm lên các vết sẹo.
  • Bước 3: Để khoảng 10 – 15 phút cho các tinh chất thẩm thấu sâu vào da rồi rửa lại với nước sạch.

Xem thêm: 5 cách trị sẹo bằng nghệ tươi dễ dàng tại nhà mà tiết kiệm chi phí

c. Xóa mờ sẹo bằng rau má tại nhà

Nước rau má
Bạn có thể kết hợp uống nước rau má mỗi ngày để tăng hiệu quả trị sẹo.

Các hợp chất có trong rau má chống lại sự oxy hóa, hạn chế gia tăng collagen quá mức ở các mô sẹo mới. Đồng thời chúng kích thích tái tạo da mới trên vết sẹo cũ. Do đó, sử dụng rau má trị sẹo là phương pháp hiệu quả mà an toàn nhất hiện nay.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch 1 nắm rau má, ngâm nước muối khoảng 5 phút. Sau đó xay nhuyễn rau má.
  • Bước 2: Rửa sạch vùng da có sẹo rồi đắp rau má lên.
  • Bước 3: Sau khoảng 15 phút thì rửa sạch da với nước.

Lưu ý: Với các phương pháp trị sẹo tự nhiên, bạn nên kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/tuần và phải điều trị trong thời gian dài thì mới thấy kết quả.

5.2. Cách chữa sẹo bằng thuốc/kem được chuyên gia khuyên dùng

Khi sử dụng các loại thuốc trị sẹo, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đươc tư vấn loại thuốc phù hợp với da nhất. Sau đây là 1 số loại thuốc trị sẹo an toàn cho da, thường được các bác sĩ khuyên dùng.

a. Kem làm mờ sẹo Scar Esthetique

Kem trị sẹo Scar Esthetique
Scar Esthetique thường có giá khoảng 400.000VNĐ/tuýp 10g.

Scar Esthetique là 1 trong những loại kem trị sẹo tốt nhất hiện nay. Sản phẩm được sản xuất tại Mỹ, đã được chứng nhận là an toàn cho da. 

Các thành phần chính là Onion Extract, Arnica, Pycnogenol, Lecithin, Bisabolol, Allantoin Keratolytic… Loại kem này có tác dụng trị sẹo lõm, sẹo rỗ, sẹo do thủy đậu, mụn,…

b. Kem trị sẹo Hiruscar

Kem trị sẹo Hiruscar
Trên thị trường, kem Hiruscar có giá 130.000 đồng/5gr và 210.000 đồng/10gr.

Hiruscar gồm 6 thành phần chính là MPS, Allium Cepa, Allantoin, Vitamin E, Vitamin B3 và nha đam có tác dụng trị các vết sẹo trên da. Ngoài ra, Hiruscar còn giúp cung cấp độ ẩm cho da, chữa rạn da.

c. Chữa sẹo bằng kem Dermatix

Loại kem này được các chuyên gia đánh giá là có khả năng lớn trong điều trị sẹo do mụn, các chấn thương, sau phẫu thuật. Đặc biệt, Dermatix rất lành tính và an toàn cho trẻ nhỏ. 

Trên thị trường,  Dermatix thường có giá 290.000VNĐ/ tuýp 15g.

Lưu ý: Bạn nên sử dụng các loại kem trị sẹo trên bôi lên vết sẹo 2 – 3 lần/ngày. Trong khoảng từ 2 – 6 tháng tùy vào kích thước và loại sẹo bạn sẽ thấy hiện quả.

5.3. Điều trị sẹo bằng công nghệ hiện đại

a. Trị sẹo bằng phương pháp lăn kim

phương pháp lăn kim
Sau khi điều trị bằng phương pháp lăn kim 3 – 4 lần sẹo sẽ biến mất.

Lăn kim trị sẹo là phương pháp sử dụng các đầu kim nhỏ được thiết kế đặc biệt tác động trực tiếp vào da. Từ đó tạo tổn thương giả làm kích thích cơ chế tự làm lành vết thương của cơ thể. Đồng thời, lăn kim giúp thúc đẩy quá trình trăng trưởng collagen và elastin để lấp đầy sẹo.

Xem thêm: 5 điều bạn chắc chắn phải biết khi trị sẹo rỗ bằng lăn kim

b. Trị sẹo lâu năm bằng Laser

Laser trị sẹo
Điều trị laser 2 – 3 lần thì có thể loại bỏ hoàn toàn vết sẹo.

Xử lý sẹo bằng laser dựa vào cơ chế dùng ánh sáng để tiêu hao các mô sẹo. Đồng thời giúp kích thích tăng sinh collagen và elastin cho làn da mới mịn màng, thay thế bề mặt da sẹo. 

Laser xóa sẹo hoạt động dựa trên cơ chế sử dụng bước sóng lớn lên tới 10.600 nm, tác động sâu trong da tới 2,4 mm nên có thể xóa mờ sẹo nhanh chóng.

c.  Xóa mờ sẹo bằng tế bào gốc PRP

điều trị sẹo bằng prp
Quá trình điều trị sẹo bằng công nghệ PRP được diễn ra từ 3 – 8 lần. Tùy vào cơ địa và tình trạng sẹo của mỗi người mà cho hiệu quả điều trị khác nhau.

Phương pháp xóa sẹo bằng tế bào gốc PRP có quy trình thực hiện khá phức tạp. Bác sĩ sẽ lấy máu của người được điều trị đem đi ly tâm. Sau khi đã có được hiệu quả như mong muốn thì tế bào gốc sẽ được kết hợp với các công nghệ như lăn kim hoặc Laser để tiến hành điều trị sẹo trên da. 

6. Có thể điều trị sẹo tận gốc không?

Với những cách trị sẹo trên, có thể khẳng định rằng sẹo sẽ chữa được tận gốc. Các phương pháp trị sẹo tự nhiên, bằng thuốc hay bằng công nghệ cao thì mọi loại sẹo ở mức độ nào cũng có thể chữa khỏi.

Tốt nhất khi có các vấn đề về sẹo, kích thước sẹo lớn, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn cách điều trị sẹo phù hợp

Trên đây là tổng hợp các vấn đề về sẹo và cách điều trị sẹo. Hi vọng với những chia sẻ trên, bạn đã tìm được phương pháp chữa sẹo phù hợp nhất cho bản thân. Bạn cũng đừng quên theo dõi chuyên mục Trị sẹo của Tadilamdep.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

Liên hệ với chúng tôi qua nhiều kênh hơn:
1. Fanpage: https://www.facebook.com/tadilamdep.vn/
2. Instagram: https://www.instagram.com/tadilamdep
3. Linkedin: https://www.linkedin.com/in/ta-di-lam-dep-46a6181a0/
4. Blogger: https://tadilamdep.blogspot.com/


Hãy chia sẻ nếu bạn thấy hay:

Tags

Bài viết cùng chủ đề

Back to top button
Close
Close