Cao răng

Tăng sức quyến rũ với hàm răng sáng bóng nhờ lấy cao răng

Hiểu đúng về cao răng và các phương pháp lấy cao răng là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe .Đây cũng là kiến thức thường thức mà mỗi người nên cập nhật.

Hãy cùng Tadilamdep.vn tìm hiểu từ A – Z về cao răng nhé!

1. Cao răng và sự hình thành

1.1. Cao răng là gì?

Cao răng

Cao răng hay còn được goi với cái tên vôi răng, là những mảng bám trên bề mặt răng hoặc dưới mép lợi.

1.2. Cao răng hình thành như thế nào?

Cao răng
Cao răng hình thành từ mảnh vụn thức ăn

Cao răng được tích tụ và bị vôi hóa bởi các hợp chất muối vô cơ trong nước bọt và cặn mềm (có thể là những mảnh vụn thức ăn hoặc các chất khoáng trong miệng,…)

Sau khi ăn khoảng 15 phút, trên bề mặt răng sẽ hình thành một lớp màng vô khuẩn. Lớp màng này giúp các vi khuẩn có chỗ bám trên bề mặt răng. Qua một thời gian ngắn, vi khuẩn sẽ tập hợp hình thành mảng bám. Lâu ngày, các lớp mảng bám xếp chồng, cứng dần lại, chuyển màu. Từ đó cao răng hình thành.

Mảng bám mới có thể làm sạch được bằng bàn chải hoặc chỉ nha khoa. Cao răng cần đến nha khoa để loại bỏ triệt để.

1.3. Nguyên nhân hình thành cao răng

Cao răng hình thành do vệ sinh răng miệng kém sạch

Đa phần cao răng được hình thành từ những thói quen vệ sinh răng miệng của mỗi người

  • Không có thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên, không chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
  • Không dùng chỉ nha khoa làm sạch răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong các kẽ răng.
  • Sử dụng các loại đường hóa học có trong thành phần của các sản phẩm như nước ngọt có gas, bánh kẹo, cũng góp phần hình thành mảng bám nhanh chóng.
  • Không biết cách chải răng đúng sẽ không làm sạch được hoàn toàn bề mặt răng, để sót mảng bám, lâu ngày hình thành cao răng.

1.4. Các loại cao răng

Các loại cao răng

Cao răng được chia thành hai loại:

  • Cao răng thường : có màu trắng đục hoặc vàng nhạt, gây ra bệnh viêm nướu.
  • Cao răng huyết thanh : màu nâu đỏ, hình thành do chảy máu nướu ngấm vào cao răng thường.

1.5. Các cấp độ của cao răng

Các cấp độ cao răng
  • Cao răng độ 1

Những mảng bám còn mỏng và mềm, màu trắng nhạ, có thể dùng tay cạo nhưng không thể sạch 100%. Cạo cao răng bằng tay gây mất vệ sinh, dễ làm  men răng bị tổn thương.

  • Cao răng độ 2

Những mảng bám vôi răng đã hơi cứng chắc lại, tuy nhiên cũng rất khó phát hiện vì chúng có màu sắc khá nhạt. Từ cấp độ 2 trở lên, cao răng không thể dùng tay để cạo được nữa.

  • Cao răng độ 3

Cao răng xuất hiện với tần suất nhiều hơn, ở cả mặt ngoài răng lẫn phần hàm trong. Từ đây, cao răng bắt đầu có  sự ngả màu từ vàng nhạt sang vàng đậm, dễ nhận thấy bằng mắt thường.

  • Cao răng độ 4

Mảng bám vôi răng đã chuyển sang màu đen và dần ăn sâu xuống bên dưới phần nướu chân răng và khiến cho chân răng lộ ra ngoài. Đây là cấp độ nguy hiểm, thể hiện bạn đã bị sâu men răng.

1.6. Bệnh sâu men răng

Sâu răng

Sâu men răng là hiện tượng các vi khuẩn bám trong khoang miệng (thường biểu hiện dưới dạng cao răng) tiết ra axit xâm nhập phá hủy men răng.

Sâu men răng sẽ xuất hiện dưới dạng một chấm trắng ở men răng, hoặc răng có biểu hiện thô ráp. Sâu men răng hay gặp ở rãnh, hõm hay mắc thức ăn, các điểm tiếp giáp ở mặt bên và ở cổ răng.

2. Tác hại của cao răng

Tác hại của cao răng

Cao răng không chỉ gây mất thẩm mỹ, kém tự tin khi giao tiếp mà còn đi cùng với nhiều tác hại khôn lường.

Cao răng bản chất là những ổ vi khuẩn trú ngụ trên răng, dẫn đến phá hủy men răng, tăng nguy cơ sâu răng, khiến hơi thở có mùi khó chịu.

Vôi răng cũng là tác nhân gây ra các bệnh: viêm niêm mạc miệng, viêm họng, viêm amidan, lở miệng… Cấp độ cao răng càng cao càng dễ gây ê buốt khi ăn uống, chảy máu chân răng. Ở tình trạng nặng, cao răng gây tụt nướu làm lộ chân răng, răng lung lay, rụng.

Ngoài ra, cao răng cũng là một trong số căn nguyên gây ra các bệnh về răng miệng như: Viêm nha chu, tiêu xương ổ răng, viêm tủy răng ngược dòng.

3. Tìm hiểu về lấy cao răng 

3.1. Lấy cao răng là gì?

cao răng
Lấy cao răng

Lấy cao răng (cạo vôi răng) là một can thiệp nhỏ, phổ biến trong nha khoa. Các nha sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng, làm vỡ và loại bỏ cao răng bị vôi cứng ra khỏi men răng. Lấy cao răng sẽ trả lại hàm răng trắng sáng, sạch khuẩn nguyên bản cho mọi người.

3.2. Có nên lấy cao răng không?

Cao răng bám đọng trên răng lâu ngày ảnh hưởng cả về thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng của con người. Vì vậy, lấy bỏ cao răng là điều hoàn toàn nên làm và cần thiết.

3.3. Lấy cao răng có đau không?

Lấy cao răng không đau. Đây là một can thiệp y tế thông thường, phổ biến, không ảnh hưởng đến men răng hay cấu trúc răng. Tùy vào tình trạng cao răng, có thể xuất hiện hiện tượng ê buốt nhẹ, nhưng không đau.

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc loại bỏ vôi răng

Việc loại bỏ vôi răng ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố

3.4.1. Tình trạng sức khỏe răng miệng của khách hàng

Nếu bạn đếncạo vôi răng khi đang mắc một số bệnh lý nha khoa như viêm nha chu, viêm nướu, lợi sưng đỏ thì  có thể bị  ê buốt nhẹ. Bạn cần điều trị triệt để các bệnh trên thfi mới hết ê buốt.

3.4.2.  Mức độ cao răng

Nếu cao răng ở cấp độ từ 1 – 3, việc loại bỏ cao răng không đau, không gây ê buốt, không bị chảy máu chân răng.

Trường hợp vôi răng bám chặt dưới nướu răng gây viêm, sưng(cấp độ 4-5). Việc lấy vôi răng có thể ê buốt nhưng không đau. Cảm giác nhức cũng sẽ nhanh chóng biến mất sau vài ngày, không gây ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của răng.

3.4.3. Kỹ thuật  và tay nghề của nha sĩ

Trước đây nha sĩ thường sử dụng bộ dụng cụ  cầm tay hoặc máy thổi cát để loại bỏ vôi răng thì hiện nay dụng cụ cạo cao răng bằng sóng siêu âm (máy siêu âm).

Đây kỹ thuật làm sạch vôi răng hiện đại, giúp giảm thiểu tối đa cảm giác ê buốt, cũng như rút ngắn thời gian điều trị. Bước sóng siêu âm đực sử dụng an toàn tuyệt đối với cơ thể,không tác hại đến răng và nướu.

Nếu nha sĩ giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, thao tác thành thục,tỉ mỉ, nhẹ nhàng, không tác động đến má trong, lưỡi…thì quá trình lấy lại hàm răng sạch bóng sẽ không có cảm giác nhức nào.

Vậy nên, việc lựa chọn các địa chỉ nha khoa uy tín là vô cùng cần thiết.

3.5. Lấy cao răng có làm răng trắng lên?

Lấy cao răng khác tẩy trắng răng

Lấy cao răng không phải là cách tẩy trắng răng. Đây là hai quy trình hoàn toàn khác nhau.

Cao vôi răng là liệu trình điều trị để lấy đi những mảng bám cứng đầu mà bàn chải đánh răng không thể chải sạch được. Loại bỏ cao răng cũng là loại trừ nguy cơ tạo thành bệnh lý răng miệng.

Thông thường, sau khi loại bỏ lớp cao răng, răng được trả lại màu nguyên bản nên sẽ trông trắng hơn. Các nha sĩ cũng thường thực hiện thêm bước đánh bóng răng. Vậy nên, khi lấy cao răng xong, bạn sẽ cảm thấy răng mình như trắng đẹp hơn.

Tẩy trắng răng là phương pháp sử dụng hóa chất để tác động lên bề mặt răng kết hợp với biện pháp nha khoa để làm răng trắng sáng.

Xem thêm: 9 điều về tẩy trắng răng bạn nên biết

4. Các cách loại bỏ cao răng

Bạn có thể lấy cao răng tại nhà hoặc phòng khám

4.1. Lấy cao răng tại nhà

  • Ưu điểm: có thể thực hiện tại nhà bằng những nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm ngay trong gian bếp gia đình như, dấm gạo, vôi tôi, bã mía, vỏ cam hay dầu dừa.
  • Nhược điểm của nó là khả năng làm sạch không được cao, cần phải thực hiện thường xuyên và đều đặn. Đối với những chất có tính axit như dấm gạo, nếu sử dụng không đúng liều lượng dễ làm ảnh hưởng đến men răng.

Xem thêm: 21++ phương pháp lấy cao răng tại nhà tiện dụng, hiệu quả

4.2. Lấy cao răng tại phòng khám Nha khoa

  • Ưu điểm của việc lấy cao răng tại phòng khám Nha khoa đó là nhanh chóng, loại bỏ triệt để các mảng bám cao răng, phương pháp điệu trị hiện đại, không làm tổn thương men răng.
  • Nhược điểm: Chi phí không rẻ.

4.3. Các phương pháp lấy cao răng ở nha khoa

  • Lấy cao răng bằng dụng cụ cầm tay :
Dụng cụ cầm tay

Đây là phương pháp lấy cao răng truyền thống, hiện nay rất ít được sử dụng. Phương pháp này thực hiện lấy cao răng thủ công, hiệu quả chủ yếu dựa vào tay nghề của bác sĩ. Nếu tay nghề bác sĩ không cao, kiểm soát lực không tốt dễ dẫn đến tổn thương vùng miệng

  • Lấy cao răng bằng máy thổi cát :
Máy thổi cát nha khoa

Đây là phương pháp lấy cao răng phổ biến nhất hiện nay. Thiết kế đặc trưng của máy là 1 đầu là tay cầm và 1 đầu là ống phun cát có kích thước nhỏ. Phương pháp này có chi phí không cao, hiệu quả làm sạch tốt, không đau nhức. Tuy nhiên nhược điểm của nó là, có thể gây ra tình trạng rỗ bề mặt răng khiến răng dễ bị xỉn màu do thực phẩm bám vào.

  • Lấy cao răng bằng máy siêu âm :
Máy siêu âm lấy cao răng

Đây là phương pháp lấy cao răng hiện đại nhất hiện nay: không đau nhức, nhanh chóng, không tổn thương đến các mô xương quanh, thao tác dễ chịu nhẹ nhàng, hiệu quả làm sạch cao răng tuyệt đối.

5. Quy trình lấy cao răng

5.1. Sử dụng dụng cụ cầm tay

Các bước thực hiện:

  • Sử dụng dụng cụ để phá vỡ các mảng bám cứng đầu ngay trên mặt răng.
  • Sau đó tiến hành rạch nướu để loại bỏ mảng bám sâu bên dưới
  • Súc miệng nhiều lần để loại bỏ những mảng bám nhỏ li ti còn sót lại.

5.2. Sử dụng máy thổi cát

Các bước thực hiện:

  • Máy hoạt động dựa trên lực phun mạnh sẽ thổi những hạt cát có kích thức siêu nhỏ vào mảng bám trên răng. Dưới tác động của những hạt cát, các mảng bám cao răng sẽ bong ra.
  • Sau đó súc miệng nhiều lần để loại bỏ sạch mảng bám ra khỏi khoang miệng

5.3. Sử dụng máy siêu âm loại bỏ cao răng

Máy siêu âm gồm có 2 đầu, một đầu là tay cầm, đầu còn lại nhỏ như đầu tăm, sắc bén, có thể chuyển động linh hoạt tới các ngóc ngách của răng.

Máy hoạt động với tần số 28 – 30 kHz, có độ rung vừa đủ để tác động lên các mảng bám cứng đầu lâu ngày, khiến chúng bong ra, mà không làm tổn thương đến các mô xương quanh.

Quy trình lấy cao răng bằng máy siêu âm

Bước 1: Khám tổng quát và tư vấn liệu trình
Khám tổng quát răng

Việc khám răng miệng tổng quát giúp nah sĩ có thể xác định chính xác mức độ  và tình trạng thực tế của cao răng trong miệng. Dựa trện trang thái của mỗi người, nha sĩ sẽ có những giải thích, tư vấn về cách thức và phương pháp loại bỏ cao răng.

Tùy vào độ nguy hại và cấp độ cao răng, nha sĩ có thể đưa cho bạn lựa chọn chỉ loại trừ cao răng ở trên bề mặt răng hoặc làm sạch sâu tận dưới nướu.

Ngoài ra, việc khám tổng quát cũng giúp phát hiện các bệnh lý răng miệng nếu có. Bác sĩ cũng có thể đưa ra hướng điều trị kịp thời để đảm bảo sức khỏe cho bạn.

Bước 2: Vệ sinh răng miệng

Tiến hành vệ sinh răng miệng là bước vô cùng cần thiết trước khi tiến hành cạo cao răng.

Khoang miệng sạch sẽ giúp đảm bảo môi trường sạch khuẩn cho máy siêu âm hoạt động, ngăn chặn các nguy cơ lây nhiễm bệnh có thể xảy ra.

Bước 3: Thực hiện lấy cao răng
Thực hiện lấy cao răng

Để tiến hành cạo bỏ cao răng, nha sĩ sẽ đưa đầu máy siêu âm di chuyển nhẹ nhàng quanh răng, giữa các kẽ răng và bên dưới nướu.

Máy siêu âm dùng để diệt cao răng có đầu ống nhỏ. Máy chuyển động theo hình elip, giúp điều khiển hướng linh hoạt sóng siêu âm  đến mọi ngóc ngách của răng và nướu dễ dàng. Đặc biệt , máy kết hợp với hệ thống phun nước tạo áp lực đẩy các mảnh vụn của cao răng ra bên ngoài.

Mảng bám và cao răng đã bị vôi hóa chắc cứng sẽ được máy chuyên dụng đánh bật dễ dàng. Lớp vôi răng xỉn màu sẽ tách khỏi bề mặt răng dưới tác động rung của bước sóng siêu âm. Vì là dụng cụ y tế tiên tiến, máy siêu âm không gây tác động tổn thương các mô mềm khác.

Bước 4: Đánh bóng răng
Đánh bóng răng

Sau khi lấy cao răng, nha sĩ sẽ bôi  một loại thuốc đánh bóng và sử dụng chổi  để đánh bóng cho hàm răng. Việc này giúp bề mặt răng trơn láng, sáng bóng, chắc khỏe hơn.

Việc đánh bóng răng cũng hạn chế sự hình thành và tích tụ của mảng bám, duy trì thành quả của liệu trình trị liệu.

Bước 5: Kiểm tra kết quả và hướng dẫn chăm sóc răng sau khi hết cao răng
Kết quả lấy cao răng

Kiểm tra lần cuối để tổng kết quá trình cạo vôi răng là điều cần thiết. Nha sĩ sẽ chỉ ra những điểm lưu ý về hàm răng của bạn sau khi sạch bong cao răng. Đồng thời, các nha sĩ cũng sẽ đưa ra các chỉ dẫn về cách chăm sóc, bảo vệ hàm răng khỏe đẹp được lâu dài.

Một vài trường hợp sẽ được hẹn tái khám nếu cần.

6. Chăm sóc răng sau khi hết cao răng và cách phòng ngừa cao răng trở lại

6.1. Cách chăm sóc răng sau khi lấy cao răng

Sau khi lấy cao răng cần chăm sóc cẩn thận

Sau khi lấy cao răng, mô nướu và men răng rất nhạy cảm. Bạn cần ghi nhớ những khuyến cáo sau để duy trì độ sáng bóng, bền đẹp của hàm răng:

  • Không nên ăn các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh. Biến đổi nhiệt độ quá nhanh sẽ gây ê buốt,  tổn hại đến men răng.
  • Không hút thuốc, uống rượu bia, các loại thức uống có màu, nhiều axit như trà, cà phê, nước ngọt, socola…
  • Đánh răng 2 lần/ngày. Mỗi lần 2 phút.
  • Đánh răng đúng cách. Khi chải nên dùng bàn chải có lông mềm, mảnh lực vừa phải, đặt bàn chải theo chiều dọc hoặc xoay tròn. Tránh chải răng theo chiều ngang vì có thể làm mòn men răng.
  • Sử dụng bàn chải điện để loại bỏ mảng bám tốt hơn
  • Hạn chế ăn các loại thức ăn quá mềm, dẻo vì chúng dễ bám vào răng hình thành cao răng.
  • Sử dụng nước muối sinh lý, chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn nhằm loại bỏ các mảng bám còn sót lại.

6.2. Cách phòng ngừa việc hình thành cao răng

Bảo vệ răng
  • Tập thói quen vệ sinh răng miệng tốt và đúng cách. Nên đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
  • Không nên dùng tăm để xỉa răng vì có thể gây chảy máu nướu và hở các kẽ răng. Thay vào đó, nên tập thói quen sử dụng chỉ nha khoa sau khi ăn để làm sạch răng và các kẽ hở.
  • Tránh ăn các thức ăn nhiều đường và tinh bột, các loại nước uống có gas. Đây là các loại thức ăn góp phần hình thành mảng bám nhanh trong miệng.
  • Nên ăn các loại trái cây tự nhiên, các loại đường tự nhiên tốt cho sức khỏe răng miệng như đường xylitol, sorbitol.
  • Khám và lấy cao răng theo định kỳ 6 tháng/lần theo sự chỉ định của nha sĩ.

7. Những hiểu lầm về lấy cao răng

Có nhiều người đang hiểu lầm về việc lấy cao răng
  • Lấy cao răng làm răng yếu đi

Đây là một suy nghĩ nhầm lẫn. Nếu không lấy cao răng sẽ tạo vi khuẩn sẽ phát sinh gây viêm nhiễm, viêm nha chu, tụt lợi khiến răng mất chỗ bám khiến răng lung lay,thậm chí có thể gây mất răng.

  • Lấy cao răng có gây tụt lợi không?

Lấy cao răng là để phòng tránh tình trạng tụt lợi

  • Có nên lấy cao răng cho trẻ em?

Điều nên làm. Dù răng của bé là răng sữa thì vẫn nên lấy cao răng.Tình trạng răng sữa sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng răng trưởng thành

  • Lấy cao răng có chảy máu?

Hiện tượng lấy cao răng bị chảy máu không phải là một biến chứng nghiêm trọng. Nó có thể do người lấy cao răng gặp các vấn đề về răng miệng như viêm lợi.

Vấn đề này hoàn toàn cho thể khắc phục bằng cách sử dụng thuốc kháng viêm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

  • Có xảy ra biến chứng khi lấy cao răng không?

Lấy cao răng chỉ là một thủ thuật nhỏ trong nha khoa. Việc lấy cao răng có thể gây ra tình trạng răng ê buốt hoặc chảy máu chân răng. Tuy nhiên đó đều không phải là các biến chứng nguy hiểm, không cần phải quá lo lắng.

Bài viết trên đây của Tadilamdep.vn đã giải đáp từ A – Z về cao răng và những phương pháp lấy cao răng để bạn đọc có thể tham khảo. Hy vọng bạn sẽ sớm sở hữu một hàm răng trắng khỏe đẹp, tự tin khoe nụ cười tươi!

Lyly

Liên hệ với chúng tôi qua nhiều kênh hơn:
1. Fanpage: https://www.facebook.com/tadilamdep.vn/
2. Instagram: https://www.instagram.com/tadilamdep
3. Linkedin: https://www.linkedin.com/in/ta-di-lam-dep-46a6181a0/
4. Blogger: https://tadilamdep.blogspot.com/


Hãy chia sẻ nếu bạn thấy hay:

Tags

Bài viết cùng chủ đề

Back to top button
Close
Close