Bị hành hạ bởi chiếc răng khôn phiền toái, không ít người đã nghĩ đến việc nhổ bỏ. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ quy trình nhổ răng khôn và biện pháp giúp mau chóng hồi phục.
Vì thế, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc làm rõ các bước trong quy trình nhổ răng khôn, từ đó giúp bạn tự tin hơn trước quyết định loại bỏ chiếc răng khó chịu này!
Nội dung bài viết
1. Cần chuẩn bị gì trước khi nhổ răng khôn?

1.1. Cung cấp thông tin bệnh sử và làm xét nghiệm
Tìm đến các phòng khám nha khoa uy tín, người bệnh sẽ được tư vấn cặn kẽ về phương pháp nhổ răng khôn phù hợp với tình trạng và thể trạng. Để đưa ra được những tư vấn chính xác nhất, các nha sĩ sẽ yêu cầu người bệnh chụp phim, làm một số xét nghiệm nhỏ, đồng thời hỏi thăm về bệnh sử. Bởi những người có vấn đề tim mạch bẩm sinh, bị tiểu đường hay khó đông máu thường được khuyến cáo không nên nhổ răng khôn.
1.2. Chuẩn bị trước khi nhổ răng khôn
Trong trường hợp cơ thể người bệnh đủ điều kiện đáp ứng với quá trình tiểu phẫu, người bệnh sẽ cần lưu ý một số điều quan trọng sau:
- Nên tiến hành nhổ răng vào buổi sáng, sau khi đã ăn uống đầy đủ để có thể kiểm tra tình trạng chảy máu sau khi làm tiểu phẫu.
- Trước khi nhổ răng khôn, tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích, đồ uống có ga, có cồn.
- Cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng, phòng ngừa được tình trạng viêm nhiễm trong quá trình tiểu phẫu.
- Nếu vừa ốm dậy, tuyệt đối không nên nhổ răng khôn.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong chu kỳ kinh nguyệt cần phải được bác sĩ chỉ định rồi mới nhổ răng khôn.
Để nắm rõ hơn các kiến thức đặc biệt quan trọng về nhổ răng khôn, bạn đọc hãy tham khảo thêm tại bài viết: Đừng nhổ răng khôn khi chưa biết 9 điều sau!
2. Quy trình nhổ răng khôn

Để nhổ được răng khôn, các cơ sở nha khoa sẽ sử dụng các loại máy móc hiện đại, tối tân chuyên biệt. Tuy nhiên, dù dùng loại máy nào thì các cơ sở đều sẽ tuân thủ một quy trình nhổ răng khôn chung nhất.
2.1. Vệ sinh khoang miệng
Cho dù người bệnh đã vệ sinh sạch sẽ răng miệng tại nhà, nhưng trước khi tiến hành tiểu phẫu, nha sĩ vẫn yêu cầu người bệnh súc miệng bằng nước diệt khuẩn chuyên dụng. Đây là bước đặc biệt quan trọng bởi nó giảm thiểu tối đa nguy cơ viêm nhiễm trong khi nhổ răng khôn.
2.2. Gây tê
Bước không thể thiếu trong quy trình nhổ răng khôn là gây tê. Nếu như nhổ răng thường, có thể nha sĩ chỉ xịt thuốc tê vào vùng nướu và răng cần nhổ. Tuy nhiên, trong trường hợp nhổ răng khôn, người bệnh sẽ cần tiêm thuốc gây tê để thuốc tác dụng mạnh hơn. Đây là cách giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và an tâm trước khi nhổ răng khôn.
2.3. Rạch nướu
Khi thuốc tê đã phát huy tác dụng, nha sĩ sẽ dùng dao nhỏ để rạch một đường thẳng trên bề mặt nướu bao bọc răng khôn. Độ dài của vết rạch tùy thuộc vào vị trí, hướng mọc và hình dạng của chiếc răng khôn.
2.4. Nhổ răng khôn
Trong quy trình nhổ răng khôn, đây là bước quan trọng nhất. Khi nướu đã được rạch ra, răng khôn sẽ được nạy từ từ để phần thân răng chồi cao lên trên. Tiếp đến, nha sĩ sẽ dùng kìm nhấc răng ra khỏi ổ nướu, đảm bảo chân răng cũng đã được nhấc ra hoàn toàn.
Trong trường hợp răng khôn nhú qua bề mặt nướu nhưng bị tắc lại, không thể chồi lên thêm nữa thì nha sĩ sẽ dùng máy cắt để cắt nhỏ răng khôn ra. Sau đó, từng mảnh nhỏ của răng khôn sẽ được gắp ra ngoài.
2.5. Khâu vết rạch nướu
Quy trình nhổ răng khôn kết thúc với bước khâu vết rạch nướu. Sau khi toàn bộ chiếc răng khôn đã bị nhấc ra ngoài, nha sĩ sẽ khâu vết thương lại bằng chỉ nha khoa. Sau một thời gian, vết thương dần lành lại và sợi chỉ này cũng sẽ tự tiêu biến. Đến một số cơ sở, nha sĩ sẽ yêu cầu người bệnh tái khám để cắt chỉ và theo dõi tình trạng hồi phục.
3. Chi phí nhổ răng khôn

Chi phí cho cả quy trình nhổ răng khôn dao động từ 1 triệu đồng đến 4 triệu đồng, tùy thuộc vào từng cơ sở và trang thiết bị. Giá của nhổ răng khôn cũng được quyết định bởi tình trạng của răng. Nếu răng khôn mọc càng phức tạp, hướng mọc càng khó xử lý thì chi phí nhổ răng khôn càng cao.
Để được tư vấn về các phương pháp cũng như quy trình nhổ răng khôn an toàn và nhận được mức giá phù hợp, bạn có thể tham khảo các địa chỉ nha khoa uy tín tại đây:
- Top 10 địa chỉ nhổ răng khôn tại Hà Nội
- Top 10 địa chỉ nhổ răng khôn tại HCM
- Top 10 địa chỉ nhổ răng khôn tại Đà Nẵng
- Top 10 địa chỉ nhổ răng khôn tại Nha Trang
4. Quá trình phục hồi sau khi nhổ răng khôn

4.1. Chảy máu
Sau khi nhổ răng khôn, chắc chắn người bệnh sẽ gặp phải hiện tượng chảy máu. Do vết thương bị rạch nằm trong môi trường ẩm ướt, nhiều vi khuẩn tích tụ nên sẽ cần một chút thời gian để máu đông lại. Hơn nữa, phụ thuộc vào độ phức tạp của ca tiểu phẫu mà quá trình phục hồi ở mỗi người cũng sẽ khác nhau.
4.2. Lành vết thương & tái khám
Thông thường, người bệnh chỉ mất 1 – 2 ngày là vết thương đã không còn rỉ máu nữa. Để vết rạch nướu hoàn toàn lành lại, có thể sẽ mất từ 7 – 10 ngày tùy vào thể trạng mỗi người. Cũng trong thời gian này, người bệnh có thể cần tái khám để cắt chỉ, hoặc nếu sử dụng loại chỉ tự tiêu biến thì chỉ cần tái khám để nha sĩ theo dõi tình hình hồi phục.
Ở một số người hồi phục chậm, vết thương sau quy trình nhổ răng khôn sẽ hoàn toàn hồi phục và không còn cảm giác đau sau một vài tháng. Điều quan trọng là người bệnh biết cách chăm sóc răng miệng sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh thì quá trình hồi phục sẽ diễn ra nhanh chóng hơn.
5. Làm thế nào để nhổ răng khôn nhanh lành?

Với quy trình nhổ răng khôn an toàn, đảm bảo vệ sinh và được tiến hành bởi nha sĩ có tay nghề cao thì việc hồi phục sẽ diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên, sau khi trở về nhà, người bệnh cũng cần thực hiện chăm sóc, bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bản thân thật cẩn thận để nhanh hồi phục hơn.
- Sau khi nhổ răng khôn, mỗi khi đánh răng có thể vết thương sẽ lại chảy máu. Khi đó, người bệnh nên nhanh chóng sử dụng bông y tế để bít vào vết thương. Giữ nguyên trong khoảng 20 phút để máu đông lại rồi có thể tiếp tục vệ sinh răng miệng.
- Trong suốt quá trình hồi phục, tuyệt đối không đụng vào vết thương bằng tay không.
- Nên sử dụng các loại thực phẩm mềm, dễ nát, dễ nhai để không tạo áp lực cho vết thương.
- Nếu thức ăn bị giắt vào kẽ răng và nướu, hãy dùng chỉ nha khoa cùng với bông sạch để lấy thức ăn ra ngoài. Thực hiện súc miệng bằng nước diệt khuẩn để không cho vi khuẩn sinh sôi, gây viêm nhiễm vết thương.
Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc nắm rõ được các bước cụ thể trong quy trình nhổ răng khôn. Hy vọng với những kiến thức trên đây, bạn đọc sẽ tự tin hơn trước khi quyết định tìm đến một cơ sở nha khoa nào đó để thực hiện nhổ bỏ chiếc răng phiền toái này. Đặc biệt, sau khi nhổ răng khôn, bạn hãy chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng thật cẩn thận để giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn nhé!
Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm các kiến thức hữu ích khác về nha khoa và làm đẹp bằng cách truy cập website Ta đi làm đẹp nhé!
1. Fanpage: https://www.facebook.com/tadilamdep.vn/
2. Instagram: https://www.instagram.com/tadilamdep
3. Linkedin: https://www.linkedin.com/in/ta-di-lam-dep-46a6181a0/
4. Blogger: https://tadilamdep.blogspot.com/