Nha KhoaTẩy trắng răng

Tẩy trắng răng – Mọi điều người đang tìm cách làm trắng răng nên biết

Ai có thể tẩy trắng răng, chi phí hết bao nhiêu tiền và nên chọn cách nào để làm trắng răng cho an toàn, hiệu quả. Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Tadilamdep nhé!

1. Tẩy trắng răng là gì?

Tẩy trắng răng là cách sử dụng các chất oxy hóa (Carbamide Peroxide hoặc Hydrogen Peroxide) thấm qua lớp men răng, khi kết hợp với năng lượng ánh sáng sẽ tạo ra phản ứng oxy hóa cắt đứt các chuỗi phân tử màu trong ngà răng, giúp răng trắng sáng mà không làm tổn hại răng.

"">

2. Răng của ai có thể đi làm trắng?

Không phải ai cũng có thể đi tẩy trắng răng vì cách làm này còn phụ thuộc vào một vài điều kiện dưới đây:

  • Răng phải là răng thật: Làm trắng răng chỉ có tác dụng với răng thật có men răng. Răng giả làm bằng sứ hoặc kim loại không làm được vì không có phản ứng với hoá chất tẩy trắng.
  • Răng không bị hàn – trám bít: Răng đã bị trám bít sẽ không làm trắng được vì có phản ứng với các chất tẩy trắng.
  • Răng bị xỉn màu do kháng sinh: Loại răng này khó tẩy trắng. Răng bị xỉn màu do nhiễm kháng sinh khi tẩy trắng sẽ hiệu quả hơn so với răng bị xỉn màu vì lý do khác.
  • Không mắc bệnh lý răng miệng: Sâu răng, răng nhạy cảm, viêm nướu,… khi tẩy trắng có thể để lại nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Ai không nên tẩy răng?

  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú: Vì những hóa chất khi tẩy có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi và em bé sau này.
  • Trẻ em dưới 16 tuổi: Vì lúc này tủy răng còn rộng, tẩy trắng sẽ dễ gây nên tình trạng viêm nướu, răng bị nhạy cảm, ê buốt. Chỉ nên tẩy răng từ 18 tuổi trở lên, lúc này cấu trúc răng đã phát triển hoàn chỉnh, vững chắc.
  • Người mắc các bệnh liên quan đến răng miệng: Dễ để lại những biến chứng như sưng nướu, chảy máu, răng ê buốt,… Nếu muốn tẩy trắng răng thì phải điều trị dứt điểm các bệnh trên. 

"">

3. Khi tẩy răng có đau không?

Ngày nay, các phương pháp làm răng trắng hoàn toàn không gây đau đớn. Tuy nhiên, thỉnh thoảng vẫn có thể bị ê buốt, khó chịu với những người có răng nhạy cảm. Nguyên nhân có thể là:

  • Làm trắng không đúng kỹ thuật, không an toàn.
  • Không được kiểm tra và điều trị bệnh lý răng miệng trước khi tẩy trắng như viêm nướu, sâu răng, viêm tủy…
  • Trong quy trình tẩy trắng, có thể nướu răng, môi miệng không được cách ly cẩn thận, khiến thuốc tẩy dính vào vùng niêm mạc mềm gây kích thích, bỏng rát, khó chịu
  • Dùng thuốc làm trắng kém chất lượng, nồng độ thuốc không phù hợp với tình trạng răng miệng của từng người

Do đó, để không phải lo lắng tẩy trắng răng có đau không, bạn nên tìm đến các cơ sở nha khoa uy tín để được áp dụng các phương pháp tẩy trắng hiện đại, an toàn và hiệu quả cho răng.

 >> Xem thêm:

"<yoastmark

4. Răng vàng ố có làm sáng lên được không?

4.1 Các nguyên nhân khiến răng xỉn màu

  • Vàng răng do bẩm sinh: do cấu trúc gen di truyền hoặc nhiễm màu kháng sinh
  • Hút thuốc lá, uống nhiều trà, cà phê,…
  • Ăn nhiều thực phẩm và đồ uống tối màu như rượu vang đỏ, Cola, nước sốt đậm đặc, một số loại trái cây như nho, việt quất,… và các thực phẩm, đồ uống có tính axit cao như chanh,… do chúng có hàm lượng Chromogen và sắc tố cao, dễ dàng bám vào men răng, làm răng vàng ố.
Răng bị vàng ố
Răng bị vàng ố

4.2. Cách làm răng xỉn màu trở nên sáng bóng

Những người có răng bị vàng ố do nhiễm màu thực phẩm có thể sử dụng tốt các phương pháp tẩy trắng răng đơn giản. Còn những người có men răng ố vàng do bẩm sinh thì cần được can thiệp của các phương pháp nha khoa khác chuyên sâu hơn như:

  • Bọc răng sứ: Đây là giải pháp hiệu quả cho tình trạng răng nhiễm màu kháng sinh hoặc men răng vàng bẩm sinh.
  • Sử dụng công nghệ hiện đại: Laser Whitening là công nghệ tẩy trắng răng tiên tiến, cho hiệu quả tức thì, màu sắc cao gấp 4, 5 lần, duy trì được lâu và an toàn với mô mềm. Đây là công nghệ kết hợp thuốc tẩy trắng và bước sóng Laser, tác động lên bề mặt răng giúp loại bỏ mảng bám vàng hiệu quả. Do đó, đây là phương pháp thường được lựa chọn hàng đầu hiện nay."<yoastmark

Như vậy, răng ố vàng có tẩy trắng được hay không còn phụ thuộc vào tình hình sức khỏe và tình trạng răng miệng của mỗi người, chỉ cần bạn đáp ứng các tiêu chuẩn điều trị sau khi bác sĩ kiểm tra tổng quát.

5. Các cách làm trắng răng tốt nhất hiện nay

5.1. Tẩy răng trắng tại nhà

Đây là những phương pháp có giá thành khá rẻ và mang lại sự tiện lợi cho người sử dụng.

a. Máng làm trắng răng

Bác sĩ để tiến hành lấy dấu răng để ép 1 bộ máng mềm, trong suốt theo cung hàm của bạn. Sau đó, sẽ hướng dẫn bạn thoa thuốc tẩy chuyên dụng tẩy trắng tại nhà. Bạn sẽ mất khoảng 5 – 7 ngày, mỗi ngày ngậm 4 tiếng hoặc ngậm qua đêm.

b. Miếng dán trắng chuyên dụng

Miếng dán trắng răng mỏng, tiện dụng cho những ai “siêu lười”, với một mặt phủ sẵn chất làm trắng răng để dán lên bề mặt răng cần tẩy trắng.

Miếng dán trắng răng chuyên dụng
Miếng dán trắng răng chuyên dụng

5.2. Sử dụng nguyên liệu tự nhiên

Mặc dù phương pháp này không mang lại hiệu quả cao và thời gian để răng trắng sáng tương đối lâu, thế nhưng nếu chưa có thời gian và tài chính đến Nha khoa điều trị, bạn có thể áp dụng những nguyên liệu tự nhiên như chanh, vỏ chuối, vỏ cam, dâu tây, giấm táo để giảm bớt vết ố vàng.

Sử dụng hỗn hợp baking soda và chanh làm trắng răng
Sử dụng hỗn hợp baking soda và chanh làm trắng răng

5.3. Các biện pháp tẩy trắng tại các bệnh viện, phòng khám nha khoa

a. Sử dụng năng lượng ánh sáng

Làm trắng răng với các kỹ thuật (Plasma, Laser-LED, Laser, Halogen) là phương pháp được thực hiện tại phòng khám. Các phương pháp này đều sử dụng năng lượng ánh sáng để hoạt hóa thuốc tẩy trắng, tạo thành phản ứng oxi hóa khử cắt đứt các chuỗi protein tạo màu trong răng, để răng trắng dần lên dưới ánh sáng tự nhiên.

"<yoastmark

b. Làm sáng răng nội nha

Đây là phương pháp tẩy trắng răng tác động từ bên trong, áp dụng cho những răng đã điều trị nội nha (điều trị tủy răng).

Khi răng đã chết tủy thì một thời gian sau răng sẽ bị sậm màu. Để tẩy trắng cho những răng này, bác sĩ sẽ mở buồng tủy và đặt thuốc tẩy trắng răng trong buồng tuỷ rồi trám tạm lại. Thuốc sẽ tác dụng từ trong ra ngoài trái ngược với phương pháp truyền thống là từ ngoài vào trong. Thuốc tẩy trắng răng sẽ được thay mỗi 1-2 tuần cho đến khi răng trắng trở lại thì sẽ trám bít ống tủy.

"<yoastmark

6. Chi phí tẩy răng

Chi phí bao nhiêu còn phụ thuộc vào phương pháp làm trắng răng mà các bạn lựa chọn.

  • Làm trắng răng tại nhà bằng máng thuốc thường sẽ dao động khoảng trên 1-2 triệu đồng/liệu trình
  • Tẩy trắng răng tại phòng khám dao động khoảng 2,5 – 3,5 triệu đồng/lần thực hiện. Số lần thực hiện còn tùy vào công nghệ, thiết bị và tình trạng răng miệng từng người.

Bảng giá dịch vụ của một đơn vị nha khoa (tham khảo)

Gói dịch vụ (Vnđ)
Tẩy trắng răng tại nhà 2 ống thuốc (Máng tẩy trắng răng) 1 ca 1.500.000
Tẩy trắng răng tại phòng khám WhiteMax 1 ca 2.500.000
Tẩy trắng răng kết hợp tại nhà 2 ống thuốc & WhiteMax 1 ca 3.500.000

7. Răng duy trì trắng được bao lâu sau khi tẩy?

Duy trì màu trắng cho răng bao lâu còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người, cấu trúc của men răng và ngà răng. Bên cạnh đó là chế độ chăm sóc, dinh dưỡng hàng ngày. Nếu chế độ ăn của bạn có nhiều chất màu, hay thói quen ăn uống, hút thuốc,… thì răng sẽ dễ bị sậm màu lại sớm hơn.

Đa phần màu răng sẽ ổn định sau 2 tuần tẩy và giữ độ trắng sáng khoảng 1 – 2 năm đầu tiên. Một số người có thể giữ màu đến 3 – 4 năm. Nếu cần bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm duy trì màu răng sau khi làm trắng.

"<yoastmark

8. Cách chăm sóc răng sau khi làm trắng

  • Đánh răng sạch sẽ và đúng cách sau khi ăn, hoặc ít nhất 2 lần/ngày.
  • Nên sử dụng chỉ nha khoa để lấy sạch thức ăn ở kẽ răng sau khi ăn
  • Sử dụng kem làm trắng răng ít nhất 1-2 lần/ tuần để lấy đi các chất bị nhiễm màu bám trên răng.
  • Nên súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng vào buổi tối, đây là thời gian mà vi khuẩn hoạt động nhiều. Không nên dùng các loại nước súc miệng có màu vì có thể làm răng bị đổi màu trở lại.
  • Khám định kỳ bác sĩ 6 tháng/lần
  •  Nên ăn các loại thực phẩm sau:

+ Những thực phẩm màu trắng như cơm, khoai tây, thịt gà, cháo,…

+ Các loại rau củ giòn, ít màu, và các loại trái cây như chuối, bơ, táo…

+ Các loại thực phẩm không màu hoặc có màu trắng như sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa.

  •  Không nên ăn các loại thực phẩm sau:

+ Các thực phẩm có màu sẫm như trà, café, nước tương, sốt cà chua, các loại bánh kẹo từ socola…

+ Không ăn các loại đồ chua hay quá ngọt, đồ quá nóng hoặc quá lạnh

Ngoài ra:

  • Bỏ hoặc hạn chế hút thuốc lá
  • Các bạn gái thì hạn chế dùng son môi

"SửDùng chỉ nha khoa để lấy sạch thức ăn ở kẽ răng

9. Giảm ê buốt răng như thế nào?

Nếu không may bạn bị ê buốt sau tẩy trắng răng, những cách dưới đây có thể giúp bạn hạn chế được những cơn đau buốt:

  • Dùng gel có tác dụng giảm ê buốt sau khi tẩy trắng răng là cách nhanh nhất làm giảm ê buốt. Tuy nhiên, cần sử dụng thuốc đúng liều lượng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, tránh trường hợp biến chứng nguy hiểm.
  • Súc miệng với nước muối trong vòng 5 phút, thực hiện 3-4 lần/ngày.
    Súc miệng nước muối là cách đơn giản để giảm ê buốt
    Súc miệng nước muối là cách đơn giản để giảm ê buốt
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Bạn nên dùng loại kem chuyên dùng cho răng ê buốt có thành phần Strotium Acetalate hoặc Potassium Nitrate. Hoạt chất này sẽ giúp hình thành các nút có tính kháng axid bít sâu vào các ống ngà giúp giảm ê buốt răng ngay tức thì.
  • Dùng bàn chải lông mềm
  • Sử dụng tỏi: Tỏi có chứa florua, allicin giúp ngà răng được phục hồi và bảo vệ chống lại những kích thích từ bên ngoài, giảm ê buốt. Cách làm rất đơn giản, thái tỏi thành lát mỏng sau đó chà lên răng trong 2 – 3 phút rồi súc miệng lại với nước sạch, mỗi ngày 3 lần.

Nếu vẫn không hết ê buốt, bạn có thể liên hệ với nha sĩ để tìm phương hướng điều trị khác như thoa fluor và keo dán lên răng, trám răng nếu bề mặt răng bị hư hại nhiều hoặc đặc trị bằng tia laser.

Tỏi có tác dụng làm giảm ê buốt răng
Tỏi có tác dụng làm giảm ê buốt răng

Tóm lại

Trên đây là tất tần tật các điều bạn cần biết về phương pháp tẩy trắng răng hiện nay. Hi vọng với các thông tin này, các bạn sẽ an tâm hơn khi lựa chọn cho mình phương pháp làm răng trắng và các cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện.

Chúc các bạn luôn khoẻ và vui!

Liên hệ với chúng tôi qua nhiều kênh hơn:
1. Fanpage: https://www.facebook.com/tadilamdep.vn/
2. Instagram: https://www.instagram.com/tadilamdep
3. Linkedin: https://www.linkedin.com/in/ta-di-lam-dep-46a6181a0/
4. Blogger: https://tadilamdep.blogspot.com/


Hãy chia sẻ nếu bạn thấy hay:

Tags

Bài viết cùng chủ đề

Back to top button
Close
Close